ĐAU KHI TẬP ĐÚNG Đó là phản ứng “hồi đáp”, “dấu hiệu” đáng mừng cho thấy công sức của bạn đã bỏ ra đúng, đặc biệt là khi bạn thực hiện những bài tập cường độ cao (high intensity). Cảm giác này cũng thường gặp khi bạn nghỉ tập một vài ngày mới trở lại phòng tập. Bạn sẽ cảm thấy trong quá trình tập luyện và sau đấy.1. Đau ngay lập tức: Khi bạn thực hiện một động tác đúng kỹ thuật, cùng với việc tăng khối lượng tạ thì bạn sẽ cảm nhận được một cơn đau nhức nhẹ nhói lên. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã sử dụng đúng nhóm cơ ấy cho bài tập vừa thực hiện, và cơ thể bạn đang có phản ứng tích cực lại với các tác động ấy. Đừng quá nghiêm trọng hóa về những cơn đau như thế này vì dần dần bạn sẽ quen với cảm giác ấy thôi. Và cũng không nên uống các loại thuốc giảm đau có ibuprofen hoặc những loại thuốc chống viêm khác bởi chúng sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình thích ứng của cơ thể.
2. Khi cơn đau nhức vì bài tập kéo dài tới vài ngày, bạn đừng lo lắng vì đó cũng là lẽ thường. Thông thường bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức này từ 2 tới 4 ngày tùy cơ địa và thể trạng của mỗi người. Đừng vì thế mà bạn lấy cơn đau nhức “đơn giản” này làm lý do để ngừng tập! Bạn hoàn toàn vẫn có thể tới phòng tập thực hiện những bài tập cho các nhóm cơ khác mà không ảnh hưởng gì. Bạn nên nhớ rằng nếu cứ nằm yên một chỗ thì không bao giờ bạn làm quen được với những cơn đau nhức khó chịu, phải tiếp tục vận động (có thể với cường độ nhẹ hơn) sẽ giúp cơ thể bạn thích nghi được với những cơn đau nhức “quá đỗi bình thường” ấy.
ĐAU VÌ CHẤN THƯƠNG
1. Đau do lỗi sinh cơ học (biomechanical error): bạn có phần khớp gối rất yếu nên không thực hiện được những động tác ngồi xổm (squat) thông thường, tuy nhiên dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên cá nhân, bạn có thể thực hiện động tác squat này mà không cảm thấy đau. Chính vì vậy, khi tập luyện và cảm nhận cơn đau gây cản trở cho quá trình vận động, bạn cần dừng ngay lại và có sự điều chỉnh, hướng dẫn của những huấn luyện viên cá nhân.
2. Chấn thương liên kết (interconnected injuries). Bạn có tiền sử bị đau ở phần lưng, hông hoặc đầu gối, đây là tiền đề vô cùng “dễ dàng” dẫn tới những chấn thương nghiêm trọng tạo thành những chấn thương liên kết khiến cho chấn thương “mãn tính” sẽ tệ hại hơn. Ví dụ như nếu bạn đã đau mắt cá chân thì nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến chấn thương đầu gối. Lúc này sẽ cần có thêm cả sự tư vấn của bác sĩ để bạn có thể tránh được những chấn thương nghiêm trọng.3. Đau bất thình lình. Cảm giác đau bất thình lình này thường nhói lên và rất khó chịu, khiến bạn không thể hoàn thiện được động tác đang tập dở. Đó là một dấu hiệu không hay ho gì và bạn cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.
4. Cơn đau nhức quá lâu. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đã tập quá sức (maximal workout) và điều tốt nhất để có thể chấm dứt cơn đau này đó là nghỉ ngơi hết sức mình (maximal recovery).